Mẫu sập thờ đẹp, sập thờ gỗ mít, sập thờ gỗ gụ ⋆ Đồ thờ Sơn Đồng Hà Nội

Hiển thị tất cả 6 kết quả

Giá: liên hệ để có giá tốt nhất
Giá: liên hệ để có giá tốt nhất
Giá: liên hệ để có giá tốt nhất
Giá: liên hệ để có giá tốt nhất

Sập thờ Sơn Đồng là mẫu bàn thờ trong nhiều không gian thờ như: Tư gia, nhà thờ họ, từ đường, đình chùa…và được nhiều người ưa chuộng do bàn thờ có tính chắc chắn bền với thời gian và chạm trổ rất tinh xảo.

Sơn Đồng là một làng nghề thủ công, tiếp nối sự nghiệp của cha ông với độ ngũ tay nghề cao, đem đến những sản phẩm đẹp mà đáp ứng mọi nhu cầu dù là khách hàng khó tính nhất. Với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh sảo mà không ở nơi nào sánh bằng

Sập có nhiều mẫu khác nhau phổ biến như: Mẫu thường, mẫu nhị cấp (hai tầng), tam cấp (ba tầng), hai dạ…
Sập thờ gỗ thường được chạm các họa tiết hoa văn kỳ công tinh tế phổ biến như

Sập thờ chạm Mai Điểu, Tứ Linh, Ngũ Phúc gỗ gụ, sập thờ tứ linh

Chất liệu sơn thường được sơn son thếp bạc phủ hoàng kim hoặc thếp vàng, hoặc sơn Pu, hoặc kèm điểm vàng, hoặc sơn Vecni…

Sập thờ Tứ Linh là gì?

Tứ Linh là xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được tên gọi của mẫu sập thờ này. Tứ Linh được biết đến là 4 loại linh vật được thấy phổ biến trong nền văn hóa phương Đông.

Đặc biệt, các linh vật này có sức ảnh hưởng đến văn hóa của Trung Quốc và Việt Nam ta. Tứ Linh này bao gồm: Long, lân, quy, phương là bắt nguồn từ Tứ Linh Thần như: Thanh Long, Bạch hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Bốn linh vật này đã đại diện cho sức mạnh phi thường cũng như bốn yếu tố chính trong vũ trụ như: trời, đất, lửa và gió.

Do đó, sập Tứ Linh đã trở thành một trong những nơi thờ phụng thiêng liêng cao quý trong các nhà thờ, chùa, đền và đem đến sự trang trọng cho không gian thờ. Cũng bởi vậy, mà đây luôn là sự lựa chọn của đa số khách hàng.

Sập thờ gỗ mít

gỗ mít đảm bảo về ý nghĩa tâm linh phong thủy. Màu vàng tươi của đặc trưng của gỗ đại diện cho giàu sang, phú quý

Gỗ mít được lấy từ cây mít, một loại cây ăn quả quen thuộc của người Việt Nam ta. Gỗ mít có màu vàng sáng, nhưng để lâu năm sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm sang trọng, vì thế các nghệ nhân chuyên làm đồ gỗ nội thất thường chọn gỗ mít để làm tượng Phật, bàn thờ và đặc biệt là sập thờ

Người xưa có câu “Nhà ngói cây mít” để nhắc về sự thịnh vượng giàu có của một gia đình nọ. Nói không quá khi gỗ mít là thức gỗ kinh điển mang nhiều ý nghĩa với văn hóa thờ cúng của dân tộc Việt.

Điều trước nhất làm nên sự khác biệt cho gỗ mít là chống mối mọt tốt, có mùi thơm dịu dàng của tự nhiên. Đồng thời mít là hình tượng của sự sinh sôi, phát triển, biểu hiện cho sự sống tuần hoàn của vạn vật khi một cây ra nhiều trái, một trái lại có nhiều múi, mỗi múi có một hạt và một hạt lại trở thành một cây khác.

Bàn thờ từ gỗ mít luôn gợi nên một chiều sâu tâm linh về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và con cháu. Vì vậy  gỗ mít luôn gợi lên một hình ảnh gia đình ấm cúng, con cháu sum vầy.

Sập thờ gỗ gụ

Đây là sản phẩm có giá thành khá đắt. Bởi vì chất liệu sản xuất gỗ gụ được ghi nhận có giá thành kinh tế cao. Loại gỗ này còn được xếp vào gỗ quý.

Gỗ gụ được gọi là thiết mộc vì gỗ cứng như sắt, hầu như không cong vênh, phần không bám rác sẽ không mọt nếu khai thác đúng vụ. Khác với các loại gỗ khác, gỗ gụ không có vân và thường bị nhầm lẫn với gỗ tràm khi chúng trông khá giống nhau khi đã qua chế tác.

Gỗ gụ có màu vàng, khi tiếp xúc với không khí, bề mặt sẽ sậm lại, càng phơi nắng càng đậm màu và đen bóng. Từ xa xưa, gỗ gụ đã là loại gỗ quý hiếm để làm các vật dụng nội thất cao cấp. Câu ” sập gụ, tủ chè” trở lên phổ biến.

Kích thước

Sập thờ gỗ được thiết kế sao cho phù hợp với mục đích thờ cúng, trước hết là kích thước sau đó là tới đường nét chạm khắc trên đó. Thường thì người ta hay làm sập thờ tứ linh, sập thờ chạm rồng, sập thờ mai điểu, sập thờ chữ Phúc, sập thờ chữ Lộc…Chân làm sập thờ có thể là chân 18, 20, 22, 24 với chân rồng, chân rùa, chân nghê…Chung quy lại thì nếu gia chủ thích hình con vật, hoa lá hoặc bất cứ hình thù gì thì Đồ thờ Sơn Đồng cũng đều chạm khắc được.

Kích thước sập thờ theo phong thủy:

Phòng thờ dùng sập thờ theo kích thước phong thủy dưới đây:

Tên gọi Sập thờ thông thường Sập thờ nhị cấp Sập thờ tam cấp
(Dài x Rộng x Cao) (cm) 197 (hoặc 217) x 87 (hoặc 107) x 127 – Cấp 1: 217 (hoặc 197) x 81 x 117 (hoặc 127)– Cấp 2: 217 (hoặc 197) x 46 x 127 (hoặc 147) – Cấp 1: 217 x 61 x 117 (Rộng tổng thể: 147, cao tổng thể 147)– Cấp 2: 217 x 43 x 127

– Cấp 3: 217 x 43 x 147

*Ghi chú: trên đây chỉ là kích thước thông thường, tùy theo kích thước của phòng thờ mà lựa chọn kích thước theo thước Lỗ Ban.

0986161623