Bàn thờ vốn là nơi linh thiêng đối với mỗi mỗi gia đình, việc thờ cùng vốn cần rất cẩn thận, việc di chuyển bát hương là điều kiêng kị tuyệt đối, nhưng trong cuộc sống khó tránh các thay đổi vậy khi cần. Việc đụng chạm đến bàn thờ gia tiên không thể làm tùy tiện và cần phải có thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí mới vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Mục lục
Thủ tục cần làm khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Theo quan niệm của người Việt ta, việc di chuyển bàn thờ sang vị trí khác chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết và trước khi chuyển chúng ta chú ý đến những điều sau.
Chọn ngày đẹp chuyển bàn thờ sang vị trí mới
Theo phong tục của ta khi làm bất cứ điều gì quan trọng đều phải chọn ngày đẹp, từ ngày khai trương cửa hàng, hay xây nhà, ngày xuất hành . . .Việc chuyển bàn thờ sang vị trí mới cũng vậy, cần chọn ngày hợp với mệnh của gia chủ trong những ngày hoàng đạo và chánh các ngày mùng ba, mùng năm, mùng bảy, ngày mười bốn và 23 âm lịch.
Giờ chuyển bàn thờ sang vị trí mới phải là giờ tốt không được xung với tuổi của gia chủ. Không chuyển bàn thờ vào năm gia chủ gặp tam tai hay kim lâu, Nếu làm đúng sẽ không ảnh hưởng đến vận khí tài lộc
Lễ chuyển bàn thờ
Sau khi đã chọn được ngày giờ tốt để chuyển bàn thờ sang vị trí mới. Việc cần làm tiếp theo là chuẩn bị mâm lễ gồm hoa tươi, nước sạch, mâm ngũ quả, trâu cau và cỗ mặn, đồ lễ nhằm thể hiện lòng thành tâm xin được chuyển bàn thờ tới tổ tiên và thần linh, tuy không cần quá cầu kỳ nhưng cũng phải đầy đủ các món trên:
- Mâm ngũ quả: 5 loại quả với màu sắc thể hiện cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Không sử dụng các loại quả có nhiều gai quả bị dập nát, hoa quả phải tươi mới
- Hoa tưởi: Hoa được cắm ở mỗi bình phải là số lẻ thể hiện tài lộc, may mắn, sự sinh sôi nảy nở đến với gia đình, cá loại hoa thường sử dụng là hoa ly, hoa hồng, hoa cúc . . .
- Mầm cỗ mặn: tuy theo điều kiện của gia chủ, có thể là mâm sôi con gà trống luộc nguyên con, nếu có điều kiện có thể làm thêm các món mặn như canh xương, giò và không thể thiếu chai rựu cúng rót ra 3 chén nhỏ
- Các đồ lễ khác: trầu cau gồm 3 quả cau và 3 lá trầu, một chén nước sạch, đôi ngựa một màu đỏ một màu vàng đầy đủ phục y, kiếm và mũ kèm theo một đôi áo quan với màu tương tự để cúng ông thổ công. Bài văn sớ khấn di chuyển bàn thờ.
Mẫu bài Văn khấn xin chuyển bàn thờ sang vị trí mới
Trước tiên, tại vị trí cũ của bàn thờ. Gia chủ đặt lễ với ba lễ tiền vàng kèm theo ba chén rượu và một chén nước trắng và không thể thiếu một lọ năm bông hoa hồng. Sau đó hãy thắp mỗi bát ba nén hương và rắc một chút rượu rải lên mặt bàn thờ.
Tiếp đến, gia chủ cần phải mặc quần áo chỉnh tề đợi đến giờ hoàng đạo hoặc giờ đẹp đã xem lạy ba lạy rồi tiến hành đọc văn khấn xin chuyển vị trí bàn thờ.
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm 20…
Tín chủ con là: ………………….. tuổi……………Và vợ/chồng + con cái
Hiện đang trú tại: ………………………………………………
Kính cáo liệt tổ liệt tông, nay vì trong nhà có thay đổi vị trí mặt bằng, nên con xin làm lễ để đặt bàn thờ tổ tiên…….. (họ của tổ tiên mà nhà đang thờ cúng) vào nơi mới trong nhà.
Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ gia tiên từ vị trí ……….. (vị trí cũ) sang vị trí ……… (vị trí mới). Con kính xin tổ tiên chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”
Sau khi hương hết hai phần gia chủ lễ tạ và hóa vàng, và chuyển bàn thờ sang vị trí mới không cần bốc lại bát hương, khi đã chuyển song thắp tuần hương mới, rựơu và nước để lễ tạ. Còn các đồ thờ khác đi kèm như: hoành phi câu đối thờ gia tiên, cửa võng bàn thờ, khám thờ, ô xa thờ, bình hoa sẽ gỗ giả cổ… thì cũng chuyển luôn cùng với bàn thờ.
Những lưu ý khi chuyển bàn thờ
- Không tùy tiện chuyển bàn thờ khi không thực sự cần thiết
- Khi lễ cúng gia chủ cần mặc quần áo chỉnh tề, không được qua loa như mặc ngày thường ở nhà
- Cần nhờ các thầy xem ngày và giờ hợp mệnh, hợp tuổi không nên tự ý xem theo sách tự mua
Việc thờ cúng tâm linh từ xưa đến nay không thể làm qua loa sơ sài cho nên khi chuyển bàn thờ sang vị trí mới gia chủ cũng nên chuẩn bị thật chu đáo trước khi chuyển. Để có một bộ đồ thờ đẹp, hợp phong thủy theo đúng lề lối truyền thống hay liên hệ với chúng tôi. Với truyền thống của làng nghề đồ thờ Sơn Đồng đã hình thành và phát triển hơn 1000 năm, chúng tôi sẽ giúp bạn có một bộ đồ thờ đẹp và ưng ý nhất.
Nghệ nhân Trần Quang Hưng là chủ Xưởng sản xuất Đồ Thờ Sơn Đồng Trần Hùng nổi tiếng hiện nay. Với mong muốn gìn giữ nét văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt, bằng đôi tay tài hoa và khéo léo của mình Anh đã tạo nên những tác phẩm đồ thờ cúng tâm linh đầy tinh sảo và đẹp.