Chất liệu gỗ làm tủ thờ, kệ thờ
Việc lựa chọn tủ thờ không phải là một điều đơn giản bởi bên cạnh các yếu tố thẩm mĩ, người dùng còn phải chú ý đến các yếu tố tâm linh. Theo quan niệm của người Việt Nam, một chiếc tủ bàn thờ có thể ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của cả một gia đình, nên việc sắm sửa luôn được cân nhắc thận trọng. Nên chọn ngày tốt với người đứng đầu gia đình để mọi việc thuận lợi, tránh những rủi ro, vận dữ đến với gia đình.
Giá tủ thờ dao động trong khoảng 3.000.000 đồng – 10.000.000 đồng tùy thuộc vào chất liệu và kích thước. Để biết chi tiết giá tủ thờ bạn đọc có thể tham khảo thêm tại Website: https://dothosondong.net/
Kích thước thông dụng của tủ thờ
- Dài 1m27 rộng 61cm cao 1m27
- Dài 1m53 rộng 61cm cao 1m27
- Dài 1m75 rộng 81cm cao 1m27
- Dài 1m97 rộng 81cm cao 1m27
Gian thờ phụng được coi là nơi hội tụ những giá trị thiêng liêng nhất cả cả căn nhà, vì vậy bàn thờ trở thành trung tâm của ngôi nhà, được bố trí và sắp xếp cẩn thận nhất. “Phú quý sinh lễ nghĩa”, ngày nay, mọi người thường có xu hướng tìm mua các mẫu tủ thờ đơn giản để có thể sửa soạn bàn thờ được rộng rãi hơn
Đồ thờ Sơn Đồng chuyên cung cấp đồ thờ tượng phật bằng gỗ. Sản phẩm ✓chạm khắc tinh sảo ✓ đúng chất liệu gỗ ✓ giá thành tốt ✓giao hàng toàn quốc. Chúng tôi cam kết chất lượng gỗ tự nhiên tốt nhất, hoàn toàn sử dụng gỗ lõi, gỗ đã qua sử lý không cong vênh, mối mọt
Gỗ mít
Người xưa có câu “Nhà ngói cây mít” để nhắc về sự thịnh vượng giàu có của một gia đình nọ. Nói không quá khi gỗ mít là thức gỗ kinh điển mang nhiều ý nghĩa với văn hóa thờ cúng của dân tộc Việt.
Điều trước nhất làm nên sự khác biệt cho gỗ mít là chống mối mọt tốt, có mùi thơm dịu dàng của tự nhiên. Đồng thời mít là hình tượng của sự sinh sôi, phát triển, biểu hiện cho sự sống tuần hoàn của vạn vật khi một cây ra nhiều trái, một trái lại có nhiều múi, mỗi múi có một hạt và một hạt lại trở thành một cây khác.
Bàn thờ từ gỗ mít luôn gợi nên một chiều sâu tâm linh về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và con cháu. Vì vậy gỗ mít luôn gợi lên một hình ảnh gia đình ấm cúng, con cháu sum vầy.
Gỗ mít còn được sử dụng làm án gian thờ đẹp gỗ mít, mẫu khám thờ đẹp gỗ mít, bình hoa sen gỗ mít, hoành phi câu đối gỗ mít, …
Gỗ hương
Gỗ hương được biết đến với nhiều tên gọi tùy theo từng vùng miền như hương đá, hương nghệ, hương đỏ,.. nhưng thực tế chỉ là một loại. Đúng như tên gọi, gỗ hương có một mùi thơm tự nhiên dịu nhẹ đặc trưng. Gỗ màu vàng đỏ có nhiều vân, vân gỗ màu đỏ nâu thẫm hơn. Vân gỗ mịn tạo thành từng vòng tròn thể hiện tuổi của gỗ. Gỗ hương tương đối nặng, rắn và chắc chắn. Vì chứa tinh dầu tự nhiên nên bàn thờ làm bằng gỗ hương sẽ không bị mối mọt hay bạc theo năm tháng.
Từ ngày xưa, bàn ghế hay sập gụ của vua chúa đều được làm từ gỗ hương hoặc các loại gỗ có hương thơm, có độ bền cao, thể hiện rõ sự quý hiếm và sang trọng của loại gỗ này.
Ngày nay gỗ hương đã được sử dụng phổ biến hơn nhưng vì việc khai thác gỗ hương bị giám sát chặt nên việc mua sản phẩm từ gỗ hương còn khá hạn chế.
>>> Xem thêm: Bàn thờ gỗ hương có tốt không?
Gỗ Dổi
Không thuộc dòng cao cấp, quý hiếm như gỗ sưa, gỗ óc chó, gỗ thủy tùng…nhưng gỗ dổi với giá thành rẻ, độ bền tương đối tốt nên đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của rất nhiều khách hàng.
Trong phân chia các loại gỗ tự nhiên ở Việt Nam, gỗ dổi được phân vào nhóm III tức là các loại gỗ có đặc tính nhẹ (khi tươi thì khá nặng nhưng khô thì lại nhẹ) và mềm, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao
Gỗ gụ
Gỗ gụ được gọi là thiết mộc vì gỗ cứng như sắt, hầu như không cong vênh, phần không bám rác sẽ không mọt nếu khai thác đúng vụ. Khác với các loại gỗ khác, gỗ gụ không có vân và thường bị nhầm lẫn với gỗ tràm khi chúng trông khá giống nhau khi đã qua chế tác.
Gỗ gụ có màu vàng, khi tiếp xúc với không khí, bề mặt sẽ sậm lại, càng phơi nắng càng đậm màu và đen bóng. Từ xa xưa, gỗ gụ đã là loại gỗ quý hiếm để làm các vật dụng nội thất cao cấp. Câu ” sập gụ, tủ chè” trở lên phổ biến.
>>> Xem thêm: Bàn thờ gỗ gụ giá bao nhiêu?